Minasoft
  • Thiết kế website
    • Tổng quan về web
    • Kho giao diện
    • Gói giao diện
  • Thiết kế app
    • Tổng quan về app
    • Các tính năng
    • Gói thiết kế Application
  • Các giải pháp
    • Website
    • Landing page
    • Application
    • Tư vấn hệ thống
    • Cloud
    • VPS
    • Hosting
    • Domains
    • SSL
  • ERP
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Lịch sữ hình thành và pháp triển
    • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Blog
  • Liên hệ

Quy trình chuẩn triển khai CRM với 11 bước cụ thể

  1. Trang chủ
  2. Tin tức - Truyền thông
  3. Marketing Online
  4. Quy trình chuẩn triển khai CRM với 11 bước cụ thể
Quy trình chuẩn triển khai CRM với 11 bước cụ thể

Quy trình chuẩn triển khai CRM với 11 bước cụ thể

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
19-01-2021 1487 Marketing Online
Bước 1: Xây dựng đội ngũ dự án chuẩn Trước khi một dự án được  triển khai thì đều cần có một đội ngũ để quản lý, giám sát và triển khai thực hiện.  Một đội ngũ dự án chuẩn thường gồm có 4 thành phần chính: Người điều hành chung: người này thường là lãnh đạo trong ban giám đốc  Người quản lý dự án: người này phải nắm được quy trình hoạt động của doanh nghiệp và nắm bắt được các công nghệ.  Người quản trị CRM: thường là người giỏi về công nghệ, thường là nhân viên bên IT,  Người dùng: thường là

Bước 1: Xây dựng đội ngũ dự án chuẩn

Trước khi một dự án được  triển khai thì đều cần có một đội ngũ để quản lý, giám sát và triển khai thực hiện. 

Một đội ngũ dự án chuẩn thường gồm có 4 thành phần chính:

  • Người điều hành chung: người này thường là lãnh đạo trong ban giám đốc 
  • Người quản lý dự án: người này phải nắm được quy trình hoạt động của doanh nghiệp và nắm bắt được các công nghệ. 
  • Người quản trị CRM: thường là người giỏi về công nghệ, thường là nhân viên bên IT, 
  • Người dùng: thường là nhân viên đại diện của mỗi bộ phận trực tiếp sử dụng phần mềm

Nhiệm vụ của đội ngũ dự án chuẩn:

  • Xác định hiện trạng và quy trình hoạt động của doanh nghiệp 
  • Hiểu rõ các yêu cầu của người dùng và mục tiêu dùng CRM để giải quyết bài toán gì? 
  • Lập kế hoạch để triển khai dự án CRM 
  • Lựa chọn các đối tác phù hợp để triển khai CRM 
  • Cần hợp tác với nhà cung cấp để bắt đầu quá trình triển khai CRM, cần nắm bắt những khó khăn và vướng mắc của người dùng trong quá trình sử dụng phần mềm CRM
  • Trước khi triển khai thì cần đào tạo và truyền thông nội bộ cho các nhân viên về vai trò và ý nghĩa của việc ứng dụng phần mềm CRM vào hoạt động của doanh nghiệp. 
  • Kiểm tra và giám sát các bước triển khai CRM từ những khâu đầu tiên. Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua. 

Lưu ý: Có 3 đối tượng chính mà CRM thường hướng đến là:

  • Bộ phận Marketing
  • Bộ phận kinh doanh
  • Bộ phận chăm sóc khách hàng

Tuy nhiên, tùy vào từng doanh nghiệp thì các đối tượng sử dụng được mở rộng thêm. 

Ví dụ: các nhà quản trị cần sử dụng CRM để kiểm tra và xem các báo cáo kinh doanh hay KPI của nhân viên để quản lý doanh nghiệp. 

Bước 2: Thiết lập mục tiêu ban đầu rõ ràng, cụ thể

xác định mục tiêu marketing

Sau quá trình xác định bộ phận để thực hiện kế hoạch triển khai CRM thì bước tiếp theo cần xác định hiện trạng của doanh nghiệp để đặt ra các mục tiêu cho dự án CRM.

Để tìm được câu trả lời cho vấn đề trên, chúng ta cần tìm hiểu thêm về vai trò cốt lõi của hệ thống CRM là gì. CRM có rất nhiều vai trò khác nhau tùy theo quan điểm của từng người. Nhưng chung quy lại thì có 3 vai trò chính:

  • Tìm kiếm khách hàng 
  • Chốt sale 
  • Giữ khách hàng

Một dự án triển khai CRM có thể có cả 3 mục tiêu trên. Tuy nhiên, nhà quản lý dự án cần cân nhắc nên lựa chọn mục tiêu quan trọng. 

Ví dụ: 

  • Với các doanh nghiệp chuyên về sản xuất và phân phối hàng hóa thì việc giữ chân các khách hàng cũ là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp chuyên về sản xuất và phân phối thì họ đã có lượng khách hàng thường xuyên và lâu năm đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp. Họ cần phải giữ lòng trung thành của nhóm khách hàng đó. Việc áp dụng các hệ thống tự động giữ chân khách hàng. Nếu tìm kiếm được khách hàng mới đối với doanh nghiệp thì càng tốt nhưng mục tiêu quan trọng hơn là giữ khách hàng. Biến họ thành khách hàng trung thành. 
  • Với doanh nghiệp mới khởi nghiệp hoặc các lĩnh vực khác như bất động sản, du lịch,…thì việc tìm kiếm khách hàng mới và chốt sale quan trọng rất nhiều. Việc quản lý khách hàng mới, tránh trường hợp mất các dữ liệu khách hàng là điều các nhà quản trị trong ngành này cần quan tâm. 

Bước 3: Xác định các mục tiêu ưu tiên

Xác định mục tiêu triển khai CRM có rất nhiều nhưng tùy vào từng tình trạng của doanh nghiệp thì cần xác định xem mục tiêu nào là quan trọng và cần triển khai trước tiên. 

Người quản lý dự án cần xác định xem mục tiêu là quan trọng và cần được ưu tiên. Bởi vì với quy mô của các doanh nghiệp Việt và nguồn lực thì khó có thể triển khai tất cả các mục tiêu cùng lúc.  

Hãy xác định các nhu cầu cần thiết và quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn. 

Bước 4: Xem xét lại các quy trình của bạn

Tìm hiểu về quy trình triển khai Social CRM

Sau khi xác định được các mục tiêu của việc triển khai CRM thì bạn cần quan tâm lại quy trình của doanh nghiệp mình. 

Bạn cần đánh giá xem quy trình của mình có phù hợp với hệ thống CRM sắp chạy không? Có cần chỉnh, sửa hay thêm các bước gì hay không? 

Nếu cần chỉnh sửa lại quy trình của doanh nghiệp thì bạn cần chuẩn bị trước khi doanh nghiệp của mình thực tế triển khai CRM. 

Nếu không chỉnh sửa trước khi triển khai thực tế CRM thì doanh nghiệp của bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đưa phần mềm CRM vào hoạt động kinh doanh. 

Lưu ý: 

Các quy trình cần phải được chuẩn bị cụ thể, đơn giản và dễ hiểu để việc triển khai CRM được dễ dàng hơn:

  • Quy trình bán hàng 
  • Quy trình đánh giá và phân loại khách hàng 
  • Quy trình sản xuất và phân phối hàng hóa,..
  • Quy trình chăm sóc khách hàng 
  • Quy trình hay quy định về hóa đơn, hợp đồng,..
  • Quy trình marketing,.

Bước 5: Xem xét đầu ra của CRM 

Đầu ra của CRM là những báo cáo, các thống kê và tình trạng của khách hàng hay kho hàng hóa, … của doanh nghiệp. 

Để quản lý doanh nghiệp thì cần rất nhiều báo cáo và thống kê. Nhà quản trị cần xác định xem CRM sẽ đáp ứng được những loại báo cáo nào? Những loại báo cáo nào là quan trọng? Tần suất của nó và định dạng của nó là gì? 

Quan trọng là nhà quản lý dự án cần làm việc trực tiếp với bên cung cấp CRM để thực hiện tạo ra các báo cáo cần thiết và khả thi với phần mềm CRM.  

Bước 6: Xác định các dữ liệu cần quản lý 

Ở giai đoạn này, DN cần xác định các dữ liệu sẽ được lưu trên hệ thống thông qua các câu hỏi sau:

  • Dữ liệu lưu trên hệ thống là cũ hay mới?
  • Tình trạng của các dữ liệu đó? Nó nằm trong Excel hay Word, tài liệu giấy tờ,..
  • Các trường dữ liệu cần lưu trên phần mềm CRM là gì?
  • Các nguồn dữ liệu này lấy từ thời gian là nào?
  • Có phải đưa tất cả các thông tin lên phần mềm CRM hay không?

Việc đánh giá, chỉnh sửa hay sắp xếp lại các dữ liệu giúp bạn lựa chọn được phần mềm phù hợp hơn cho doanh nghiệp của mình. Qúa trình triển khai phần mềm CRM vào doanh nghiệp sẽ đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. 

Trong quá trình quản lý khách hàng, các nhà quản trị kiểm soát tốt hơn, cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 

Bước 7: Chuẩn hóa dữ liệu của bạn

Dữ liệu khách hàng

Dữ liệu khách hàng

Chuẩn hóa dữ liệu là việc làm cần thiết trước khi triển khai xây dựng dữ liệu nền cho doanh nghiệp của bạn với phần mềm CRM. 

Tìm hiểu việc chuẩn hóa dữ liệu qua các câu hỏi sau:

  • Hệ thống CRM của bạn có phải tích hợp với phần mềm khác không?
  • Mức độ đồng bộ dữ liệu 1 chiều hay 2 chiều?
  • Tần suất đồng bộ là realtime hay theo chu kỳ?
  • Mức độ đồng bộ dữ liệu đến đâu là hợp lý?

Có 2 loại chính trong việc tích hợp thu thập dữ liệu trên phần mềm CRM:

  • Tích hợp bên ngoài hệ thống: phần mềm CRM sẽ thu thập thông tin bên ngoài hệ thống như Facebook, Zalo, Website,…

Ví dụ: Khi khách hàng của bạn để lại thông tin trên phần tin nhắn hay comment -> phần mềm CRM được kết nối với Page đó thu thập dữ liệu -> Đổ về kho dữ liệu thô của phần mềm CRM. 

  • Tích hợp bên trong hệ thống: Phần mềm CRM được tích hợp với phần mềm khác của doanh nghiệp như phần mềm kế toán, phần mềm bán hàng, …. Các thông tin liên quan đến khách hàng sẽ được đổ về CRM hoặc ngược lại. Ví dụ như các thông tin liên quan đến hóa đơn bán hàng, các giao dịch của khách hàng, các đơn hàng của khách hàng. 

Tóm lại, phần mềm CRM cần được tích hợp với các hệ thống khác để có đầy đủ  thông tin liên quan đến khách hàng, các nhà quản trị có thể dễ dàng quản lý mà không cần mất nhiều thời gian vào từng phần mềm. Để có thể làm được điều đó, người quản lý dự án CRM cần làm việc với hệ thống phần mềm và đơn vị triển khai CRM để có thể tích hợp dễ dàng. 

Bước 8: Tích hợp CRM 

Thực chất của bước này là tìm kiếm nhà cung cấp và đơn vị triển khai CRM cho doanh nghiệp của bạn. 

Việc lựa chọn đơn vị triển khai CRM, bạn cần chú ý đến kinh nghiệm triển khai của đơn vị đó. Ngoài ra các yếu tố về công nghệ tiên tiến cũng rất cần thiết và đặc biệt việc am hiểu ngành nghề, các quy trình cần có với các doanh nghiệp theo các ngành khác nhau. 

Lựa chọn phần mềm CRM cần quan tâm đến;

  • Có 2 kiểu phần mềm CRM đó là On Cloud (các thông tin và dữ liệu được lưu trữ trên điện toán đám mây) và On Premise .(các thông tin và dữ liệu của khách hàng được lưu trữ trên phần máy chủ của doanh nghiệp)
  • Phần mềm chuyên cho một lĩnh vực hay ngành nghề hoặc phần mềm CRM theo tiêu chuẩn chung áp dụng cho mọi lĩnh vực. 

Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn tùy theo mục tiêu và ngân sách của doanh nghiệp bạn.

phan mem crmviet

Bước 9: Phân quyền sử dụng 

Việc phân quyền trong phần mềm CRM cũng giống như từng vị trí trong doanh nghiệp của bạn. Những người có chức vụ cao hơn thì có nhiều quyền hạn hơn các nhân viên có vị trí thấp hơn. 

Ví dụ: nhà quản trị hay admin sẽ nắm toàn bộ các quyền trên phần mềm CRM. Các nhà quản lý của từng phòng ban sẽ thấy được các dữ liệu thuộc cấp mình quản lý và tài liệu hay dữ liệu, KPI của nhân viên mà mình quản lý. 

Bước 10: Xác định các rủi ro trong quá trình triển khai CRM 

Qúa trình triển khai CRM, không đơn giản chỉ là đưa phần mềm CRM vào doanh nghiệp và để đó cho nhân viên sử dụng. 

Triển khai CRM xứng đáng được coi là một dự án. Có rất nhiều rủi ro có thể khiến dự án triển khai CRM của bạn bị thất bại như yếu tố công nghệ, yếu tố con người, yếu tố quy trình,… 

Các lý do có thể dẫn đến việc triển khai CRM thất bại:

  • Chi phí triển khai CRM quá cao 
  • Quy trình triển khai chưa phù hợp với tình trạng hoạt động của doanh nghiệp
  • Nhân viên lười sử dụng, chống đối  
  • Lãnh đạo thiếu nhiệt tình, tâm huyết trong quá trình triển khai 
  • Công nghệ lỗi thời, chưa phù hợp với doanh nghiệp 
  • Chưa có bộ phận kiểm tra giám sát quá trình triển khai CRM 
  • Chưa tìm được đối tác phù hợp 
  • Thiếu công tác tuyên truyền và đào tạo sử dụng phần mềm 

Bước 11: Tạo một kế hoạch triển khai hoàn chỉnh và giám sát quá trình triển khai CRM 

Sau khi nắm được 10 bước triển khai CRM bên trên, bạn cần lập kế hoạch hoàn chỉnh để thực hiện. Thực tế,10 doanh nghiệp triển khai CRM thì có đến 5 doanh nghiệp thất bại. Cho nên khi lập kế hoạch cần đánh giá được quá trình sử dụng thông qua người dùng đầu và cuối của dự án CRM.

Một trong các lý do hàng đầu khiến việc triển khai CRM thất bại là do nhân viên doanh nghiệp không chịu sử dụng. Cần có các buổi đào tạo và truyền thông cho nhân viên về lợi ích của việc sử dụng CRM.

Đảm bảo việc cam kết và sự ủng hộ của ban lãnh đạo. Mỗi bộ phận cần cử ra một số người đại diện để tham gia vào dự án này và cần có các buổi đào tạo cho nhân viên trong quá trình triển khai CRM. 

 

Bài viết liên quan

[Infographic] Bạn sẽ ngưng coi nhẹ chương trình khách hàng thân thiết khi đọc bài này

[Infographic] Bạn sẽ ngưng coi nhẹ chương trình khách hàng thân thiết khi đọc bài này

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
23-02-2018 1829 Marketing Online
Lần đầu tiên mua một cái gì đó từ bạn của người tiêu dùng sẽ là những khoảnh khắc thú vị. Nếu bạn làm cho khách hàng hài lòng, bạn sẽ biến họ thành một người ủng hộ cho thương hiệu của bạn và cao hơn nữa là khiến họ sẽ quay trở lại mua thêm những món đồ khác trong tương lai. Một trong những cách tuyệt vời để thu hút khách hàng quay lại mua thêm những lần sau nữa đó chính là chương trình khách hàng thân thiết. 76% người tiêu dùng nghĩ rằng các chương trình
[INFOGRAPHIC] 5 bước nghiên cứu từ khóa SEO chính xác và hiệu quả

[INFOGRAPHIC] 5 bước nghiên cứu từ khóa SEO chính xác và hiệu quả

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
23-02-2018 2260 Marketing Online
Nghiên cứu từ khóa SEO sao cho chính xác, hiệu quả, nhắm đúng đối tượng khách hàng và kinh doanh hiệu quả là hoạt động chiến lược trong mọi kế hoạch Marketing của các nhãn hàng, công ty. Bạn có thể chạy quảng cáo tốt, thực hiện các chiến lược viral tốt nhưng nếu hoạt động SEO không chính xác, rất có thể bạn sẽ đánh mất khá nhiều lượng khách hàng tiềm năng. Vì vậy, chọn từ khóa như thế nào, nên đầu tư cho từ khóa ra sao là những nội dung nên được nghiên cứu và đầu
Tìm hiểu lý do tại sao traffic tăng mà tỷ lệ chuyển đổi lại không

Tìm hiểu lý do tại sao traffic tăng mà tỷ lệ chuyển đổi lại không

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
24-02-2018 1724 Marketing Online
Sau khi khởi động website, đây là lúc người dùng bắt đầu kéo đến truy cập website đó. Việc cần phải làm là tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm và từ khóa để người dùng có thể tìm kiếm thông tin thuận lợi nhất. Nếu bạn tối ưu hoá website của bạn thành công và thể hiện tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm như google, chắc chắn website sẽ kéo được traffic cao. Bây giờ hãy phân tích số lượng người truy cập và tỷ lệ chuyển đổi (hoặc các đầu mối kinh doanh) trên website
Chủ đề nóng
  • Marketing Online 809
  • Hệ thống quản lý bán lẻ (Shop-Coffee-Bar) 60
  • Hệ thống quản lý dịch vụ du lịch lữ hành 42
  • Hệ thống quản lý trung tâm đào tạo, đào tạo online 31
  • Hệ thống quản lý dịch vụ bất động sản 18
  • Hệ thống quản lý nha khoa 16
  • Hệ thống quản lý trả góp cửa hàng điện thoại - điện máy 8
  • Các bài viết mới nhất 4
  • Chưa được phân loại 2
  • Khuyến mại 1
Bài viết xem nhiều
CRM là gì? – Tổng quan về Customer Relationship Management

CRM là gì? – Tổng quan về Customer Relationship Management

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
08-02-2018 4427 Các bài viết mới nhất
CRM là viết tắt của từ Customer Relationship Management – Quản trị quan hệ khách hàng. Đó là chiến lược của các công ty trong việc phát triển quan hệ gắn bó với khách hàng qua nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu và thói quen của khách hàng, tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc... nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.Thông qua hệ thống quan hệ khách hàng, các thông
Phát triển phần mềm CRM với trí tuệ nhân tạo AI

Phát triển phần mềm CRM với trí tuệ nhân tạo AI

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
10-04-2020 3298 Marketing Online
Hầu hết mọi người đều cho rằng CRM chỉ có thể tự động hóa các quy trình bán hàng và dựa trên hoạt động tiếp cận nội bộ để quản lý quan hệ khách hàng. Nhưng trên thực tế, CRM sẽ thu thập thông tin từ tất cả các nguồn dữ liệu của doanh nghiệp để nâng cao trải nghiệm người dùng, đồng thời đáp ứng các mục tiêu kế hoạch kinh doanh. Mục đính chính của CRM là thu hút sự tham gia của khách hàng hơn là việc quản lý khách hàng. Do đó, chiến lược thu hút khách
DNS là gì? DNS Server và vai trò của DNS là gì?

DNS là gì? DNS Server và vai trò của DNS là gì?

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
25-05-2021 3283 Marketing Online
DNS nghĩa là gì? DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System hay Hệ thống phân giải tên miền được hiểu là một hệ thống giúp chuyển đổi tên miền website (ví dụ như www.minara.vn) sang một địa chỉ IP tương ứng và ngược lại. Mỗi thiết bị được kết nối với Internet có một địa chỉ IP duy nhất và từ địa chỉ IP này, bạn có thể nhanh chóng truy cập được vào tài nguyên của máy chủ. Tuy nhiên, những con số này thường dài và rất khó nhớ chẳng hạn địa chỉ IP 192.168.1.1 (trong IPv4) hoặc các địa chỉ IP gồm chữ và số
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp căn bản là gì?

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp căn bản là gì?

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
25-12-2020 3094 Marketing Online
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là gì? Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là công việc của một nhà quản trị doanh nghiệp. Việc xác định các nguồn lực trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện dự án phù hợp, thành công cao hơn. 1.Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là gì? Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là bao gồm thu thập, phân tích, lập kế hoạch về nguồn lực: tài chính, nhân lực, thương hiệu, quy trình hệ thống quản lý,... mà doanh nghiệp hiện đang nắm giữ. Tuy nhiên, nếu hoạch định theo phương pháp thủ
Vì sao phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng

Vì sao phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
17-06-2019 3021 Hệ thống quản lý trả góp cửa hàng điện thoại - điện máy
“KHÁCH HÀNG LÀ THƯỢNG ĐẾ” và thượng đế thì rất khó chiều. Chính vì vậy, dù là bất cứ vị trí nào từ bộ phận chăm sóc khách hàng, Marketing đặc biệt là bộ phận kinh doanh đều cần thiết phải thấu hiểu khách hàng. I. Thấu hiểu khách hàng là gì? Sự thấu hiểu khách hàng là việc tìm cách làm thấu hiểu suy nghĩ, mong muốn nằm sâu trong tâm trí người tiêu dùng mà chưa được rõ ràng vượt trên cả mức độ những gì mà khách hàng tự xác định cho bản thân. Mỗi doanh nghiệp đều phân chia

Thông báo

Liên Hệ

Hãy điền nội dung vào form này, chúng tôi sẽ sớm phản hồi lại với bạn

Liên hệ

  • CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM MINASOFT
  • 182 Trần Bình Trọng, Phường Chợ Quán, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số 27 Đường 16, TTHC Dĩ An, Khu phố Nhị Đồng 2, Phường Dĩ An, Thành phố Hồ Chí Minh
  • 0888.139.578
  • info@minara.vn

Liên kết

  • Thiết kế website
  • Thiết kế app
  • ERP
  • Giới thiệu
  • Blog
  • Chính sách bảo mật

Tin liên quan

  • Green Marketing là gì? 5 yếu tố cốt lõi của chiến lược Green Marketing hiệu quả
  • Tiếp thị truyền thông xã hội: Tạo dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số
  • SEMRush là gì? Công cụ digital marketing mà SEOer không nên bỏ qua

Liên kết

MINASOFT là một nền tảng ứng dụng quản lý, chăm sóc khách hàng online. MINASOFT cung cấp các giải pháp, quy trình kinh doanh online, TMĐT, B2B cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Liên hệ

minara-google-partner
Copyright 2016 by Minasoft - All rights reserved
Minasoft.net - Thành viên thuộc hệ thống Minara