Minasoft
  • Thiết kế website
    • Tổng quan về web
    • Kho giao diện
    • Gói giao diện
  • Thiết kế app
    • Tổng quan về app
    • Các tính năng
    • Gói thiết kế Application
  • Các giải pháp
    • Website
    • Landing page
    • Application
    • Tư vấn hệ thống
    • Cloud
    • VPS
    • Hosting
    • Domains
    • SSL
  • ERP
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Lịch sữ hình thành và pháp triển
    • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Blog
  • Liên hệ

KPIs Content Performance: Top 15+ chỉ số đo lường các marketers cần quan tâm

  1. Trang chủ
  2. Tin tức - Truyền thông
  3. Marketing Online
  4. KPIs Content Performance: Top 15+ chỉ số đo lường các marketers cần quan tâm
KPIs Content Performance: Top 15+ chỉ số đo lường các marketers cần quan tâm

KPIs Content Performance: Top 15+ chỉ số đo lường các marketers cần quan tâm

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
09-11-2024 561 Marketing Online
KPIs là “hải đăng” của Content Performance Mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn cứ mải mê, chăm chăm đi viết về mọi thứ nhưng lại không biết hiệu quả mà bài viết đó đem lại. Bài viết của bạn liệu có thực sự chất lượng hay không? Bài viết ấy thu hút và giữ chân người dùng ở điểm nào?...  Mọi nỗ lực của bạn sẽ được hoàn trả xứng đáng bằng chính những con số, những KPIs mà bạn đạt được. Đó cũng chính là lý do khiến các marketers phải đầu tư vào việc tối ưu content

KPIs là “hải đăng” của Content Performance

Mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn cứ mải mê, chăm chăm đi viết về mọi thứ nhưng lại không biết hiệu quả mà bài viết đó đem lại. Bài viết của bạn liệu có thực sự chất lượng hay không? Bài viết ấy thu hút và giữ chân người dùng ở điểm nào?... 

Mọi nỗ lực của bạn sẽ được hoàn trả xứng đáng bằng chính những con số, những KPIs mà bạn đạt được. Đó cũng chính là lý do khiến các marketers phải đầu tư vào việc tối ưu content performance (CP). Quá trình này bắt đầu từ việc phát hiện ra những nội dung kém hiệu quả, không thu hút người dùng, sau đó là cuộc hành trình chỉnh sửa về mặt nội dung, hình ảnh để bài viết đạt được mục tiêu, KPIs đã đề ra. 

 

Và để bắt đầu, hãy bắt đầu bằng việc khảo sát lại nội dung trên trang của bạn:

  • Kiểm tra lưu lượng truy cập của các bài đăng có hoạt động hiệu quả nhất. Phân tích nội dung, số liệu và các yếu tố giúp bài đăng đó viral.
  • Phân tích độ khó của các từ khóa, thứ hạng bài đăng
  • So sánh với đối thủ cạnh tranh trong ngành (...)

Từ đó, đưa ra những phương án cụ thể cho từng bài đăng để cải thiện hiệu suất và chất lượng nội dung.

15+ chỉ số “sáng giá” giúp đo lường Content Performance 

Chỉ số SEO

Người làm SEO thường quan tâm đến những chỉ số nào? Đâu là chỉ số giúp bạn cải thiện thứ hạng tìm kiếm trên Google?

#1 Pageviews (Số lần xem trang)

Khi nói đến tiếp thị nội dung trên website, số liệu đầu tiên mà chúng ta thường quan tâm chính là pageviews - mô tả số lượt xem hay lượt yêu cầu tải một trang của website trên internet. Không giống như sessions, Google Analytics tính một pageviews khi mỗi phiên bản trình duyệt tải một trang cụ thể, bất kể trang đó có được xem nhiều lần bởi cùng một người hay không. 

Số lần xem trang có thể cung cấp cho bạn chỉ số báo cáo chung về mức độ hiệu quả của một bài báo hoặc trang web. Tuy nhiên, chỉ số này cần được kết hợp với các số liệu khác để có được bức tranh toàn cảnh về hiệu suất.

#2 Users (Người dùng)

Trong Google Analytics, users đề cập đến tổng số khách truy cập duy nhất vào trang web của bạn. Không giống như pageviews tính số lượt truy cập của một người nhiều lần, users cho bạn biết có bao nhiêu người thực đang truy cập vào trang web của bạn. Người dùng cũng có thể được chia nhỏ thành người dùng cũ và người dùng mới dựa trên việc họ đã từng truy cập trang web của bạn hay chưa.

#3 Sessions (Số phiên)

Sessions đại diện cho một lượt truy cập vào trang web của bạn. Số phiên bắt đầu được tính khi khách truy cập vào website và hết hiệu lực sau 30 phút tính từ thời điểm người dùng tương tác lần cuối với website. Một người dùng có thể có một hoặc nhiều sessions trong một ngày hoặc vài ngày, vài tuần, thậm chí là vài tháng.

Ví dụ: nếu người dùng đến trang web của bạn và dành năm phút để đọc một bài viết, thì sẽ được tính là một phiên. Và phải sau 30 phút, người dùng đó quay lại và đọc một bài viết mới thì hành động này mới được coi là một phiên mới.

#4 Pages Per Session (Số phiên trên mỗi trang)

Pages Per Session được định nghĩa là số lượng trang trung bình được xem trong một phiên. Đây là một chỉ số dùng để đo lường mức độ tương tác với bài viết. Để tăng số phiên trên mỗi trang, bạn có thể cải thiện bằng cách sử dụng các liên kết nội dung khai thác thêm thông tin xung quanh chủ đề bài viết chính.

#5 Impressions & Click-Through Rate (CTR)

Sự kết hợp giữa chỉ số Impressions (Số lần hiển thị) và Click-Through Rate (CTR) có thể cung cấp các thông tin về hiệu suất tìm kiếm nội dung trên trang của bạn.

Ví dụ: số lần hiển thị cao và CTR thấp có thể có nghĩa là bạn cần thay đổi tiêu đề hoặc mô tả meta của bài đăng. Bạn có thể sử dụng tích hợp Google Search Console để theo dõi số lần hiển thị và CTR. 

#6 Average Position (Vị trí trung bình)

Average Position là một chỉ số tìm kiếm hữu ích khác cho bạn biết mình nên tập trung vào nội dung nào để tối ưu hóa. Ví dụ: Giả sử một bài viết được xếp hạng ở vị trí 11 trên trang 2 của SERPs. Trong trường hợp đó, điều này mang lại một cơ hội SEO đáng kể vì người ta ước tính rằng 95% người tìm kiếm sẽ không bao giờ lướt qua trang đầu tiên. 

#7 Backlinks (Liên kết ngược)

Một số liệu hữu ích khác có thể ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của bạn là số lượng và chất lượng của các backlinks. Đây là một trong những yếu tố để Google xếp hạng trang web của bạn, ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến lượng tên miền, nguồn trích dẫn…

#8 Keyword Rankings (Thứ hạng từ khóa trong SEO)

Đây là thứ hạng từ khoá đề cập đến vị trí của một trang cụ thể trong kết quả tìm kiếm cho một truy vấn tìm kiếm cụ thể. Thứ hạng từ khóa chứng minh mức độ phù hợp của nội dung của bạn đối với mục đích tìm kiếm của người dùng trong mắt công cụ tìm kiếm.

Chỉ số content website

Đây là nhóm chỉ số mà người làm sáng tạo nội dung trên website đặc biệt quan tâm, các chỉ số này cho biết nội dung của bạn có đang thực sự hữu ích với người dùng hay không, nội dung bạn viết có đang tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng hay không…

#1 Average time on page (Thời gian trung bình trên trang)

Average time on page là thời gian trung bình mà người dùng dành cho một trang, cung cấp cho bạn ý tưởng để điều chỉnh loại nội dung phù hợp với đối tượng của bạn. 

Bằng cách xác định các bài viết có thời gian trên trang cao nhất, bạn có thể tìm kiếm những điểm tương đồng trong nội dung. Ví dụ: Nếu chúng bao gồm đồ họa thông tin, video… Bạn có thể từ đó đánh giá và điều chỉnh nội dung cho các bài viết sau và các bài viết chưa hiệu quả trong quá khứ.

#2 Bounce Rate (Tỷ lệ thoát trang)

Tỷ lệ thoát được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm khách truy cập rời khỏi một trang web sau khi chỉ xem một trang. Tỷ lệ thoát cao có thể cho thấy rằng bạn cần thêm hoặc điều chỉnh lời kêu gọi hành động (CTA) cho bài đăng trong tiếp thị nội dung. Ngoài CTA, bạn cũng nên kiểm tra tốc độ trang và quét các vấn đề SEO tiềm ẩn bằng công cụ kiểm tra trang web để cải thiện tỷ lệ thoát.

#3 Traffic Sources (Nguồn lưu lượng truy cập)

Traffic Sources cho biết nguồn nào mang lại lưu lượng truy cập cho trang web của bạn. Phần lớn độc giả của bạn đến từ các công cụ tìm kiếm hay các phương tiện truyền thông xã hội? Đâu là kênh truyền thông hiệu quả cho nội dung của bạn?

Chỉ số social media

#1 Follow (Lượt theo dõi)

Bạn càng có nhiều người theo dõi, bạn càng có nhiều cơ hội tiếp cận nội dung đến với khách hàng mà không cần phải chi thêm tiền. Chỉ số này cũng cho phép bạn theo dõi sự tăng trưởng của người dùng theo thời gian.

#2 Like và Share (Lượt thích và chia sẻ) 

Đây là những chỉ số thể hiện về mức độ tương tác và phổ biến của một nội dung mà bạn đăng tải. Một lượt chia sẻ quan trọng hơn một lượt thích vì nó không chỉ cho thấy nội dung của bạn thú vị mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận.

#3 Comment (Bình luận)

Số lượng bình luận dưới mỗi bài đăng thể hiện mức độ tương tác của nội dung thậm chí còn tốt hơn so với lượt thích và chia sẻ trên mạng xã hội. Bởi người dùng sẽ mất nhiều thời gian hơn để viết một bình luận thay vì chỉ ấn nút thích hay chia sẻ. Người dùng có thể dễ dàng thả react (like, haha, wow...) nhưng để họ ấn share thì đó lại là câu chuyện dài.

#4 Mention (Đề cập)

Lượt đề cập không chỉ thể hiện mức độ tương tác mà còn thể hiện danh tiếng thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, giá trị của một đề cập phụ thuộc rất nhiều vào tình cảm, bối cảnh và danh tiếng của tác giả.

Ngoài ra, với những định dạng content khác nhau, bạn cũng cần đưa ra những KPI về chỉ số mà mình muốn đo lường sau chiến dịch, cụ thể: 

  • Với video: Views, subscribes, like, share, comment, traffic sources... 
  • Với podcast: Subscribe, starts & Streams, follows, listeners, gender...

Chỉ số email

#1 Open rate (Tỷ lệ mở) 

Số liệu này cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin: Đầu tiên và quan trọng nhất chính là về mức độ liên quan của nội dung bạn đang cung cấp và sau cùng là dòng tiêu đề mà bạn đang đặt.

#2 Click-through rate (Tỷ lệ nhấp - CTR) 

Tỷ lệ phần trăm người nhận đã nhấp vào ít nhất một liên kết trong email của bạn trong tổng số email được gửi phản ánh nội dung mức độ hấp dẫn của nội dung email đó. Đây là một trong những chỉ số quan trọng về chất lượng nội dung MOFU cũng như hiệu quả nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

#3 Click-to-open rate (Tỷ lệ nhấp để mở) 

Số lần nhấp duy nhất so với số lần mở duy nhất. Chỉ số này cung cấp thông tin bổ sung về việc liệu thông điệp email có thực sự hữu ích với độc giả của bạn hay không.

#4 Unsubscriptions (Huỷ đăng ký)

Một loại chỉ số để chỉ tỷ lệ rời email đề cập đến số người quyết định không nhận email của bạn nữa. Chỉ số này giúp bạn xác định số lần gửi email tối ưu để tránh làm phiền người đọc và xác định phân khúc phù hợp cho từng đối tượng.

Tạm kết

Việc tối ưu content performance sẽ giúp bạn tìm ra công thức hoàn hảo nhằm tăng hiệu suất cho các bài content chất lượng. Đôi khi những nội dung bạn nghĩ là hay, là chất lượng nhưng thực tế chúng lại không tiếp cận được nhóm khách hàng mục tiêu, không đạt được những chỉ số KPIs mà bạn đề ra. Vì thế, việc phân tích nội dung dựa vào dữ liệu là điều cần thiết, để thành thạo công thức này, hãy niệm 3 câu thần chú sau:

  • Theo dõi, đo lường và đánh giá
  • Dám thử, dám thay đổi 
  • Tối ưu, tối ưu và tối ưu

Bài viết liên quan

[Infographic] Bạn sẽ ngưng coi nhẹ chương trình khách hàng thân thiết khi đọc bài này

[Infographic] Bạn sẽ ngưng coi nhẹ chương trình khách hàng thân thiết khi đọc bài này

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
23-02-2018 1829 Marketing Online
Lần đầu tiên mua một cái gì đó từ bạn của người tiêu dùng sẽ là những khoảnh khắc thú vị. Nếu bạn làm cho khách hàng hài lòng, bạn sẽ biến họ thành một người ủng hộ cho thương hiệu của bạn và cao hơn nữa là khiến họ sẽ quay trở lại mua thêm những món đồ khác trong tương lai. Một trong những cách tuyệt vời để thu hút khách hàng quay lại mua thêm những lần sau nữa đó chính là chương trình khách hàng thân thiết. 76% người tiêu dùng nghĩ rằng các chương trình
[INFOGRAPHIC] 5 bước nghiên cứu từ khóa SEO chính xác và hiệu quả

[INFOGRAPHIC] 5 bước nghiên cứu từ khóa SEO chính xác và hiệu quả

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
23-02-2018 2260 Marketing Online
Nghiên cứu từ khóa SEO sao cho chính xác, hiệu quả, nhắm đúng đối tượng khách hàng và kinh doanh hiệu quả là hoạt động chiến lược trong mọi kế hoạch Marketing của các nhãn hàng, công ty. Bạn có thể chạy quảng cáo tốt, thực hiện các chiến lược viral tốt nhưng nếu hoạt động SEO không chính xác, rất có thể bạn sẽ đánh mất khá nhiều lượng khách hàng tiềm năng. Vì vậy, chọn từ khóa như thế nào, nên đầu tư cho từ khóa ra sao là những nội dung nên được nghiên cứu và đầu
Tìm hiểu lý do tại sao traffic tăng mà tỷ lệ chuyển đổi lại không

Tìm hiểu lý do tại sao traffic tăng mà tỷ lệ chuyển đổi lại không

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
24-02-2018 1724 Marketing Online
Sau khi khởi động website, đây là lúc người dùng bắt đầu kéo đến truy cập website đó. Việc cần phải làm là tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm và từ khóa để người dùng có thể tìm kiếm thông tin thuận lợi nhất. Nếu bạn tối ưu hoá website của bạn thành công và thể hiện tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm như google, chắc chắn website sẽ kéo được traffic cao. Bây giờ hãy phân tích số lượng người truy cập và tỷ lệ chuyển đổi (hoặc các đầu mối kinh doanh) trên website
Chủ đề nóng
  • Marketing Online 809
  • Hệ thống quản lý bán lẻ (Shop-Coffee-Bar) 60
  • Hệ thống quản lý dịch vụ du lịch lữ hành 42
  • Hệ thống quản lý trung tâm đào tạo, đào tạo online 31
  • Hệ thống quản lý dịch vụ bất động sản 18
  • Hệ thống quản lý nha khoa 16
  • Hệ thống quản lý trả góp cửa hàng điện thoại - điện máy 8
  • Các bài viết mới nhất 4
  • Chưa được phân loại 2
  • Khuyến mại 1
Bài viết xem nhiều
CRM là gì? – Tổng quan về Customer Relationship Management

CRM là gì? – Tổng quan về Customer Relationship Management

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
08-02-2018 4427 Các bài viết mới nhất
CRM là viết tắt của từ Customer Relationship Management – Quản trị quan hệ khách hàng. Đó là chiến lược của các công ty trong việc phát triển quan hệ gắn bó với khách hàng qua nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu và thói quen của khách hàng, tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc... nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.Thông qua hệ thống quan hệ khách hàng, các thông
Phát triển phần mềm CRM với trí tuệ nhân tạo AI

Phát triển phần mềm CRM với trí tuệ nhân tạo AI

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
10-04-2020 3295 Marketing Online
Hầu hết mọi người đều cho rằng CRM chỉ có thể tự động hóa các quy trình bán hàng và dựa trên hoạt động tiếp cận nội bộ để quản lý quan hệ khách hàng. Nhưng trên thực tế, CRM sẽ thu thập thông tin từ tất cả các nguồn dữ liệu của doanh nghiệp để nâng cao trải nghiệm người dùng, đồng thời đáp ứng các mục tiêu kế hoạch kinh doanh. Mục đính chính của CRM là thu hút sự tham gia của khách hàng hơn là việc quản lý khách hàng. Do đó, chiến lược thu hút khách
DNS là gì? DNS Server và vai trò của DNS là gì?

DNS là gì? DNS Server và vai trò của DNS là gì?

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
25-05-2021 3283 Marketing Online
DNS nghĩa là gì? DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System hay Hệ thống phân giải tên miền được hiểu là một hệ thống giúp chuyển đổi tên miền website (ví dụ như www.minara.vn) sang một địa chỉ IP tương ứng và ngược lại. Mỗi thiết bị được kết nối với Internet có một địa chỉ IP duy nhất và từ địa chỉ IP này, bạn có thể nhanh chóng truy cập được vào tài nguyên của máy chủ. Tuy nhiên, những con số này thường dài và rất khó nhớ chẳng hạn địa chỉ IP 192.168.1.1 (trong IPv4) hoặc các địa chỉ IP gồm chữ và số
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp căn bản là gì?

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp căn bản là gì?

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
25-12-2020 3094 Marketing Online
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là gì? Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là công việc của một nhà quản trị doanh nghiệp. Việc xác định các nguồn lực trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện dự án phù hợp, thành công cao hơn. 1.Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là gì? Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là bao gồm thu thập, phân tích, lập kế hoạch về nguồn lực: tài chính, nhân lực, thương hiệu, quy trình hệ thống quản lý,... mà doanh nghiệp hiện đang nắm giữ. Tuy nhiên, nếu hoạch định theo phương pháp thủ
Vì sao phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng

Vì sao phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
17-06-2019 3021 Hệ thống quản lý trả góp cửa hàng điện thoại - điện máy
“KHÁCH HÀNG LÀ THƯỢNG ĐẾ” và thượng đế thì rất khó chiều. Chính vì vậy, dù là bất cứ vị trí nào từ bộ phận chăm sóc khách hàng, Marketing đặc biệt là bộ phận kinh doanh đều cần thiết phải thấu hiểu khách hàng. I. Thấu hiểu khách hàng là gì? Sự thấu hiểu khách hàng là việc tìm cách làm thấu hiểu suy nghĩ, mong muốn nằm sâu trong tâm trí người tiêu dùng mà chưa được rõ ràng vượt trên cả mức độ những gì mà khách hàng tự xác định cho bản thân. Mỗi doanh nghiệp đều phân chia

Thông báo

Liên Hệ

Hãy điền nội dung vào form này, chúng tôi sẽ sớm phản hồi lại với bạn

Liên hệ

  • CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM MINASOFT
  • 182 Trần Bình Trọng, Phường Chợ Quán, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số 27 Đường 16, TTHC Dĩ An, Khu phố Nhị Đồng 2, Phường Dĩ An, Thành phố Hồ Chí Minh
  • 0888.139.578
  • info@minara.vn

Liên kết

  • Thiết kế website
  • Thiết kế app
  • ERP
  • Giới thiệu
  • Blog
  • Chính sách bảo mật

Tin liên quan

  • Green Marketing là gì? 5 yếu tố cốt lõi của chiến lược Green Marketing hiệu quả
  • Tiếp thị truyền thông xã hội: Tạo dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số
  • SEMRush là gì? Công cụ digital marketing mà SEOer không nên bỏ qua

Liên kết

MINASOFT là một nền tảng ứng dụng quản lý, chăm sóc khách hàng online. MINASOFT cung cấp các giải pháp, quy trình kinh doanh online, TMĐT, B2B cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Liên hệ

minara-google-partner
Copyright 2016 by Minasoft - All rights reserved
Minasoft.net - Thành viên thuộc hệ thống Minara