Minasoft
  • Thiết kế website
    • Tổng quan về web
    • Kho giao diện
    • Gói giao diện
  • Thiết kế app
    • Tổng quan về app
    • Các tính năng
    • Gói thiết kế Application
  • Các giải pháp
    • Website
    • Landing page
    • Application
    • Tư vấn hệ thống
    • Cloud
    • VPS
    • Hosting
    • Domains
    • SSL
  • ERP
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Lịch sữ hình thành và pháp triển
    • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Blog
  • Liên hệ

Google Analytics: Tỷ lệ chuyển đổi giảm! Phải làm sao?

  1. Trang chủ
  2. Tin tức - Truyền thông
  3. Marketing Online
  4. Google Analytics: Tỷ lệ chuyển đổi giảm! Phải làm sao?

Google Analytics: Tỷ lệ chuyển đổi giảm! Phải làm sao?

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
25-12-2019 471 Marketing Online
Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi là một trong những yếu tố quan trọng mà một Growth Marketer không thể bỏ qua. Google Analytics là công cụ hữu hiệu và phổ biến nhất giúp chúng ta theo dõi, đo lường và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi. Số liệu từ Google Analytics giúp chúng ta nhìn ra điểm cần thay đổi để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Theo dõi chuyển đổi là quá trình thiết yếu nhưng cũng rất “khó nhằn”. Đối với từng nhóm khách hàng, từng ngành hàng, sẽ có những cách cải thiện chuyển đổi khác nhau. Chính
  • phan mem quan ly khach hang tot nhat hien nay
  • xây dựng hệ thống crm
  • phần mềm quản lý bán hàng
  • software bán hàng software bán hàng
  • top phần mềm quản lý bán hàng top
  • dịch vụ khách hàng
Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi là một trong những yếu tố quan trọng mà một Growth Marketer không thể bỏ qua. Google Analytics là công cụ hữu hiệu và phổ biến nhất giúp chúng ta theo dõi, đo lường và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi. Số liệu từ Google Analytics giúp chúng ta nhìn ra điểm cần thay đổi để tăng tỷ lệ chuyển đổi. Theo dõi chuyển đổi là quá trình thiết yếu nhưng cũng rất “khó nhằn”. Đối với từng nhóm khách hàng, từng ngành hàng, sẽ có những cách cải thiện chuyển đổi khác nhau. Chính bạn, những marketers, những chủ doanh nghiệp hiểu rõ về khách hàng của mình hơn ai hết. Vì vậy, trong bài viết này mình sẽ không đưa ra những cách để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, nhưng sẽ chỉ ra những thông số cơ bản cần để mắt tới khi tỷ lệ chuyển đổi giảm. Từ đó, bạn sẽ có phương án cải thiện chuyển đổi của riêng mình. Theo dõi chuyển đổi: Quan trọng nhưng “khó nhằn” Việc theo dõi chuyển đổi quan trọng vì những thông số đó sẽ đánh giá mức độ thành công của 1 website, 1 landing page, của 1 chiến dịch marketing hay một thử nghiệm A/B test nhỏ. Tỷ lệ chuyển đổi cao dẫn đến ROI tốt hơn. Hãy cùng xem xet công thức sau: cong thuc do ty le chuyen doi Mặt khác, chúng ta cũng có công thức về CPA (Cost per action – chi phí trên một chuyển đổi) Tinh gia thanh cho mot hanh dong Như vậy, công thức tính đơn giản cũng cho ta thấy, với cùng 1 chi phí marketing, tỷ lệ chuyển đổi cao hơn giúp cho chi phí trên mỗi hành động thấp hơn. Chúng ta có thể bán nhiều hơn với chi phí marketing không đổi. Tuy nhiên, vì sao nói theo dõi chuyển đổi là công việc khó nhằn? Tỷ lệ chuyển đổi lớn không có nghĩa là performance tốt Khi bạn sort cột tỷ lệ chuyển đổi trong Google Analytics theo chiều từ cao xuống thấp, bạn sẽ thấy một vài nguồn traffic có tỷ lệ chuyển đổi là 100%, với chỉ 1 session và 1 chuyển đổi. Điều này dễ gây hiểu lầm và đưa ra những quyết định sai. Với những nguồn đem lại traffic thấp, số liệu thường không chính xác. Kenh ban hang va ty le chuyen doi

Tỷ lệ chuyển đổi trên từng nhóm visitor rất khác nhau

Tại một số mặt hàng, một số website, bạn có thể thấy tỷ lệ chuyển đổi của khách mới (new visitor) sẽ thấp hơn của khách quay lại (returning visitor) new va returning visitors Khách đến từ những nguồn traffic khác nhau, cũng có những hành vi khác nhau, vì vậy dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi khác nhau. Có thể lấy ví dụ, khách vào website trực tiếp (Direct) có xu hướng đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn những nguồn khác. Thậm chí, trong cùng 1 nguồn traffic, cách tiếp cận khác nhau có thể đem đến tỷ lệ chuyển đổi khác nhau. Ví dụ, quảng cáo google search: từ khoá thương hiệu (brand term) và từ khoá không thương hiệu (non-brand term), hoặc từ khoá chung chung (general) và từ khoá dài (long-tail) cũng đem lại tỷ lệ chuyển đổi khác nhau. Có thể thấy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi và gây nhầm lẫn trong quá trình theo dõi, đánh giá, và cuối cùng, dẫn đến những quyết định sai lầm. Đối với mỗi thị trường, ngành hàng, nguồn traffic, những yếu đó đều khác nhau. Vì vậy, như đã đề cập ở trên, trong bài viết này mình sẽ ít đưa ra những cách để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, nhưng sẽ chỉ ra những thông số cơ bản để check khi tỷ lệ chuyển đổi giảm. Google Analytics: Làm gì khi tỷ lệ chuyển đổi giảm? Khi tỷ lệ chuyển đổi rớt thảm hại, đừng hoảng sợ. Trước khi tìm cách tăng tỷ lệ chuyển đổi của trang web, bạn nên xem xét kỹ lưỡng hơn những số liệu sau: 1. Đánh giá Audience Trong Google Analytics, tại cột bên trái, click Audience. Từ đây, bạn có thể xem các chiều thông tin như Demographic, Geo/Location, Interest và xem xet sở thích, hành vi của nhóm đối tượng, trả lời câu hỏi, bạn đã nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu chưa? Ví dụ: tại tab Behaviour, bạn có thể xem xét nhóm khách mới và cũ (New hoặc Returning). Thử trả lời những câu hỏi sau: nhóm nào chiếm đa số? Nhóm nào có tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn? Nhóm nào có tỷ lệ chuyển đổi giảm so với tuần trước? Có thể làm gì để nhóm đó chuyển đổi tốt hơn? ty le chuyen doi audience moi va audience cu Khách hàng đã ghé thăm website ít nhất 1 lần dễ bị thu hút bởi những yếu tố liên quan đến brand, sản phẩm, chính sách… Khách hàng dễ bị thu hút bởi khái niệm, câu chuyện hấp dẫn, ưu đãi… Nếu tỷ lệ khách hàng cũ giảm xuống, bạn có thể nghĩ tới những yếu tố khiến họ không quay trở lại website. Có thể nội dung đang chưa đủ hấp dẫn đối với họ? Chúng ta có nên tăng chi phí cho remarketing?… 2. Phân chia traffic theo kênh, nguồn, trang đích Từ cột bên trái, nhấp vào tab Acquisition, sau đó nhấp Channels. Bạn sẽ thấy tỷ lệ chuyển đổi mình cho mỗi kênh. Thay vì nhìn vào tỷ lệ chuyển đổi tổng thể, hãy thử phân tích tỷ lệ chuyển đổi của từng kênh và trả lời câu hỏi: Các kênh nào có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất và thấp nhất? Kênh nào có tỷ lệ chuyển đổi giảm? Và tại sao? traffic channels va ty le chuyen doi Cũng từ tab Aquisition, click All channel, sau đó click Source/Medium. Bạn có thể thấy nguồn traffic nào có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất, nguồn nào thấp nhất. Bạn cũng có thể xem theo trang đích bằng cách search “Landing page” tại khung search secondary dimention. chon secondary dimension de loc landing page Từ đây, bạn có 1 bảng report về tỷ lệ chuyển đổi trên mỗi nguồn, mỗi trang đích. Bao cao landing page va ty le chuyen doi Hãy thử trả lời câu hỏi “Trang đích nào làm giảm tỷ lệ chuyển đổi tổng thể? Và tại sao?”. Sau đó xác định nguồn traffic hoặc trang đích đang hoạt động không tốt. 3. Kiểm tra time on site và bounce rate thoi gian va bounce rate Khi tỷ lệ thoát cao và thời gian trên trang web quá thấp, bạn có thể thử tối ưu tốc độ tải trang của bạn. Người mua sắm trực tuyến rất dễ mất kiên nhẫn. Họ sẽ không chờ trang của bạn để hoàn thành tải trong vòng 10 giây. Hubspot đã tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa Thời gian tải và Tỷ lệ chuyển đổi. hubspot thoi gian load trang va ty le chuyen doi Nguồn: Hubspot.com Nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ giữa thời gian tải và tỷ lệ thoát. Kết quả là, tốc độ tải trang web thấp dẫn đến tỷ lệ thoát cao và tỷ lệ chuyển đổi thấp. hubspot bounce rate va thoi gian load trang Nguồn: Hubspot.com Mức độ liên quan của quảng cáo cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thời gian trên trang web và tỷ lệ thoát. Người dùng trực tuyến, khi nhấp vào quảng cáo của bạn, mong muốn xem những gì đang được hiển thị trong quảng cáo. Bên cạnh đó, cố gắng tạo liên kết nội bộ (internal linking) trên trang đích, để liên kết đến các trang khác trong trang web của bạn. Nó không chỉ tốt và tối ưu cho SEO mà còn giữ người dùng ở lại trên trang web của bạn lâu hơn. Cuối cùng, việc tối ưu hóa website phiên bản di động rất quan trọng. Ngày nay, mọi người đang sử dụng điện thoại di động nhiều hơn và thường xuyên hơn khi mua hàng trực tuyến. Traffic đến từ mobile khá lớn và làm ảnh hưởng nhiều tới tỷ lệ chuyển đổi. Để xem Website của bạn có hoạt động tốt trên mobile hay không, tìm Device category trong Secondary dimention, sau đó click vào Advanced search và nhập “mobile”. tim kiem trong Google Analytics Bằng cách này, bạn có thể tìm ra trang đích nào đang hoạt động tốt trên mobile và trang đích nào cần được khắc phục. 4. Kiểm tra User flow Theo Google, báo cáo User flow cho thấy luồn traffic mà khách đã thực hiện trên trang web của bạn, từ nguồn, trang đích…, đi qua các trang khác nhau và thoát khỏi trang web của bạn ở đâu. Báo cáo User flow cho phép bạn so sánh lưu lượng truy cập từ các nguồn khác nhau, kiểm tra các mẫu lưu lượng truy cập thông qua trang web của bạn và khắc phục sự cố của trang web. Bao cao users flow Từ giao diện này, bạn có thể tìm kiếm theo trang đích để xem những trang nào khách đi qua và từ những trang nào họ thoát. Các đường màu xám hiển thị lưu lượng truy cập, phần màu đỏ hiển thị ở đâu và bao nhiêu người dùng từ mỗi trang. Bằng cách nhìn vào biểu đồ này, bạn có thể tìm ra nguồn hoặc trang đích nào đang tạo ra nhiều traffic nhất, nhưng lại có tỷ lệ thoát cao nhất. Nội dung không hấp dẫn? Không có những nút điều hướng hành động? Trang bị lỗi… Từ đó, bạn có cơ sở để khắc phục và hoàn thiện website. MINARA – GIẢI PHÁP MARKETING HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP 🏩 Địa chỉ: 182 Tran Binh Trong Street, Ward 3, District 5, Ho Chi Minh City ☎ Hotline: 0907.233.332 📩 Email: info@minara.vn 💻 Website: https://www.minara.vn 🔖 Facebook: https://www.facebook.com/minara.net/Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn, bộ phận tư vấn của MINARA sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!

Bài viết liên quan

[Infographic] Bạn sẽ ngưng coi nhẹ chương trình khách hàng thân thiết khi đọc bài này

[Infographic] Bạn sẽ ngưng coi nhẹ chương trình khách hàng thân thiết khi đọc bài này

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
23-02-2018 1831 Marketing Online
Lần đầu tiên mua một cái gì đó từ bạn của người tiêu dùng sẽ là những khoảnh khắc thú vị. Nếu bạn làm cho khách hàng hài lòng, bạn sẽ biến họ thành một người ủng hộ cho thương hiệu của bạn và cao hơn nữa là khiến họ sẽ quay trở lại mua thêm những món đồ khác trong tương lai. Một trong những cách tuyệt vời để thu hút khách hàng quay lại mua thêm những lần sau nữa đó chính là chương trình khách hàng thân thiết. 76% người tiêu dùng nghĩ rằng các chương trình
[INFOGRAPHIC] 5 bước nghiên cứu từ khóa SEO chính xác và hiệu quả

[INFOGRAPHIC] 5 bước nghiên cứu từ khóa SEO chính xác và hiệu quả

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
23-02-2018 2262 Marketing Online
Nghiên cứu từ khóa SEO sao cho chính xác, hiệu quả, nhắm đúng đối tượng khách hàng và kinh doanh hiệu quả là hoạt động chiến lược trong mọi kế hoạch Marketing của các nhãn hàng, công ty. Bạn có thể chạy quảng cáo tốt, thực hiện các chiến lược viral tốt nhưng nếu hoạt động SEO không chính xác, rất có thể bạn sẽ đánh mất khá nhiều lượng khách hàng tiềm năng. Vì vậy, chọn từ khóa như thế nào, nên đầu tư cho từ khóa ra sao là những nội dung nên được nghiên cứu và đầu
Tìm hiểu lý do tại sao traffic tăng mà tỷ lệ chuyển đổi lại không

Tìm hiểu lý do tại sao traffic tăng mà tỷ lệ chuyển đổi lại không

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
24-02-2018 1726 Marketing Online
Sau khi khởi động website, đây là lúc người dùng bắt đầu kéo đến truy cập website đó. Việc cần phải làm là tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm và từ khóa để người dùng có thể tìm kiếm thông tin thuận lợi nhất. Nếu bạn tối ưu hoá website của bạn thành công và thể hiện tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm như google, chắc chắn website sẽ kéo được traffic cao. Bây giờ hãy phân tích số lượng người truy cập và tỷ lệ chuyển đổi (hoặc các đầu mối kinh doanh) trên website
Chủ đề nóng
  • Marketing Online 809
  • Hệ thống quản lý bán lẻ (Shop-Coffee-Bar) 60
  • Hệ thống quản lý dịch vụ du lịch lữ hành 42
  • Hệ thống quản lý trung tâm đào tạo, đào tạo online 31
  • Hệ thống quản lý dịch vụ bất động sản 18
  • Hệ thống quản lý nha khoa 16
  • Hệ thống quản lý trả góp cửa hàng điện thoại - điện máy 8
  • Các bài viết mới nhất 4
  • Chưa được phân loại 2
  • Khuyến mại 1
Bài viết xem nhiều
CRM là gì? – Tổng quan về Customer Relationship Management

CRM là gì? – Tổng quan về Customer Relationship Management

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
08-02-2018 4431 Các bài viết mới nhất
CRM là viết tắt của từ Customer Relationship Management – Quản trị quan hệ khách hàng. Đó là chiến lược của các công ty trong việc phát triển quan hệ gắn bó với khách hàng qua nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu và thói quen của khách hàng, tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc... nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.Thông qua hệ thống quan hệ khách hàng, các thông
Phát triển phần mềm CRM với trí tuệ nhân tạo AI

Phát triển phần mềm CRM với trí tuệ nhân tạo AI

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
10-04-2020 3304 Marketing Online
Hầu hết mọi người đều cho rằng CRM chỉ có thể tự động hóa các quy trình bán hàng và dựa trên hoạt động tiếp cận nội bộ để quản lý quan hệ khách hàng. Nhưng trên thực tế, CRM sẽ thu thập thông tin từ tất cả các nguồn dữ liệu của doanh nghiệp để nâng cao trải nghiệm người dùng, đồng thời đáp ứng các mục tiêu kế hoạch kinh doanh. Mục đính chính của CRM là thu hút sự tham gia của khách hàng hơn là việc quản lý khách hàng. Do đó, chiến lược thu hút khách
DNS là gì? DNS Server và vai trò của DNS là gì?

DNS là gì? DNS Server và vai trò của DNS là gì?

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
25-05-2021 3290 Marketing Online
DNS nghĩa là gì? DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System hay Hệ thống phân giải tên miền được hiểu là một hệ thống giúp chuyển đổi tên miền website (ví dụ như www.minara.vn) sang một địa chỉ IP tương ứng và ngược lại. Mỗi thiết bị được kết nối với Internet có một địa chỉ IP duy nhất và từ địa chỉ IP này, bạn có thể nhanh chóng truy cập được vào tài nguyên của máy chủ. Tuy nhiên, những con số này thường dài và rất khó nhớ chẳng hạn địa chỉ IP 192.168.1.1 (trong IPv4) hoặc các địa chỉ IP gồm chữ và số
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp căn bản là gì?

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp căn bản là gì?

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
25-12-2020 3095 Marketing Online
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là gì? Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là công việc của một nhà quản trị doanh nghiệp. Việc xác định các nguồn lực trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện dự án phù hợp, thành công cao hơn. 1.Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là gì? Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là bao gồm thu thập, phân tích, lập kế hoạch về nguồn lực: tài chính, nhân lực, thương hiệu, quy trình hệ thống quản lý,... mà doanh nghiệp hiện đang nắm giữ. Tuy nhiên, nếu hoạch định theo phương pháp thủ
Vì sao phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng

Vì sao phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
17-06-2019 3022 Hệ thống quản lý trả góp cửa hàng điện thoại - điện máy
“KHÁCH HÀNG LÀ THƯỢNG ĐẾ” và thượng đế thì rất khó chiều. Chính vì vậy, dù là bất cứ vị trí nào từ bộ phận chăm sóc khách hàng, Marketing đặc biệt là bộ phận kinh doanh đều cần thiết phải thấu hiểu khách hàng. I. Thấu hiểu khách hàng là gì? Sự thấu hiểu khách hàng là việc tìm cách làm thấu hiểu suy nghĩ, mong muốn nằm sâu trong tâm trí người tiêu dùng mà chưa được rõ ràng vượt trên cả mức độ những gì mà khách hàng tự xác định cho bản thân. Mỗi doanh nghiệp đều phân chia

Thông báo

Liên Hệ

Hãy điền nội dung vào form này, chúng tôi sẽ sớm phản hồi lại với bạn

Liên hệ

  • CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM MINASOFT
  • 182 Trần Bình Trọng, Phường Chợ Quán, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số 27 Đường 16, TTHC Dĩ An, Khu phố Nhị Đồng 2, Phường Dĩ An, Thành phố Hồ Chí Minh
  • 0888.139.578
  • info@minara.vn

Liên kết

  • Thiết kế website
  • Thiết kế app
  • ERP
  • Giới thiệu
  • Blog
  • Chính sách bảo mật

Tin liên quan

  • Green Marketing là gì? 5 yếu tố cốt lõi của chiến lược Green Marketing hiệu quả
  • Tiếp thị truyền thông xã hội: Tạo dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số
  • SEMRush là gì? Công cụ digital marketing mà SEOer không nên bỏ qua

Liên kết

MINASOFT là một nền tảng ứng dụng quản lý, chăm sóc khách hàng online. MINASOFT cung cấp các giải pháp, quy trình kinh doanh online, TMĐT, B2B cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Liên hệ

minara-google-partner
Copyright 2016 by Minasoft - All rights reserved
Minasoft.net - Thành viên thuộc hệ thống Minara