Minasoft
  • Thiết kế website
    • Tổng quan về web
    • Kho giao diện
    • Gói giao diện
  • Thiết kế app
    • Tổng quan về app
    • Các tính năng
    • Gói thiết kế Application
  • Các giải pháp
    • Website
    • Landing page
    • Application
    • Tư vấn hệ thống
    • Cloud
    • VPS
    • Hosting
    • Domains
    • SSL
  • ERP
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Lịch sữ hình thành và pháp triển
    • Tầm nhìn sứ mệnh
  • Blog
  • Liên hệ

Customer Insight - Sự thật ngầm hiểu và những “nhầm hiểu”

  1. Trang chủ
  2. Tin tức - Truyền thông
  3. Marketing Online
  4. Customer Insight - Sự thật ngầm hiểu và những “nhầm hiểu”
Customer Insight - Sự thật ngầm hiểu và những “nhầm hiểu”

Customer Insight - Sự thật ngầm hiểu và những “nhầm hiểu”

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
04-11-2019 491 Marketing Online
Những người đang làm trong mảng marketing đa phần đều biết từ customer insight có nghĩa là gì: sự thật ngầm hiểu - sự thấu hiểu khách hàng và các hành vi của họ dù họ không nói ra. Tuy nhiên nếu vậy thì customer insight khác gì với các nghiên cứu hay các data về khách hàng mà bạn có? Làm sao để có thể tạo được insight về khách hàng của bạn và ứng dụng chúng vào việc cải thiện kinh doanh? Những sai lầm và những hiểu lầm thường mắc phải về customer insight là gì? Đi xa
  • phan mem quan ly khach hang tot nhat hien nay
  • xây dựng hệ thống crm
  • phần mềm quản lý bán hàng
  • software bán hàng software bán hàng
  • top phần mềm quản lý bán hàng top
Những người đang làm trong mảng marketing đa phần đều biết từ customer insight có nghĩa là gì: sự thật ngầm hiểu - sự thấu hiểu khách hàng và các hành vi của họ dù họ không nói ra. Tuy nhiên nếu vậy thì customer insight khác gì với các nghiên cứu hay các data về khách hàng mà bạn có? Làm sao để có thể tạo được insight về khách hàng của bạn và ứng dụng chúng vào việc cải thiện kinh doanh? Những sai lầm và những hiểu lầm thường mắc phải về customer insight là gì? Đi xa hơn insight và ứng dụng của nó, chúng ta có thể làm được gì hơn? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đã nêu trên. * Trong bài viết này tôi xin dùng từ tiếng anh customer insight hay insight thay cho từ “sự thật ngầm hiểu” để ngắn gọn hơn. Insight là gì và các đặc tính của nó Customer insight là việc diễn giải về hành vi và xu hướng của khách hàng dựa trên các data mà chúng ta có về họ để thông qua đó có thể thực hiện các hành động nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng doanh thu bán hàng để cả hai bên (thương hiệu và khách hàng) đều có lợi. Một số đặc tính phải có của customer insight: 1. Không phải là sự thật hiển nhiên. Nếu nó hiển nhiên thì nó đã không được gọi là sự thật ngầm hiểu. Ví dụ: dựa vào Google Analytics, bạn biết rằng có 70% khách viếng thăm là trong độ tuổi 18 – 24 tuổi, từ đó bạn suy ra đa số khách viếng thăm của website đa phần là người trẻ tuổi. Điều này quá hiển nhiên nên không thể gọi đây là insight. 2. Không chỉ dựa trên một loại data. Bạn cần kết hợp nhiều nguồn, nhiều chỉ số, nhiều dữ liệu, nhiều thể loại thì mới có thể tạo ra các insight chính xác. Ví dụ: nếu bạn chỉ nhìn vào chỉ số bounce rate (số người vào website và thoát ra ngay mà không tương tác) cao trên một trang web mà đánh giá rằng nội dung trang đó chưa tốt thì có thể không chính xác vì có thể trang đó cung cấp nội dung rất đầy đủ và hữu ích nên khách vào đọc nội dung xong thì hài lòng, không cần thiết phải tìm kiếm hay xem thêm các thông tin khác nữa nên rời khỏi web luôn, tạo nên bounce rate cao. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng đồng thời chỉ số bounce rate và chỉ số time on page (thời gian khách viếng thăm ở trên website) để đánh giá thì sẽ chính xác hơn. Nếu bounce rate cao và time on page của khách viếng thăm cao, tức là nội dung trang tốt. Nếu bounce rate cao nhưng time on page lại thấp, tức là nội dung trang thật sự có vấn đề. Bởi vậy, việc kết hợp nhiều chỉ số sẽ giúp bạn tìm ra insight chính xác và sâu sắc hơn. 3. Dựa trên insight đó có thể đưa ra được hành động thực tế. Nếu chỉ có thể là lý thuyết mà không áp dụng hay kiểm chứng được thì cũng không phải là insight. Ví dụ: công ty bạn có 2 mảng kinh doanh: B2B (khách hàng doanh nghiệp) và B2C (khách hàng lẻ). Mảng khách hàng B2B thì đang rất tốt nhưng cần cải thiện doanh thu từ nhóm B2C hơn. Sau khi nghiên cứu nhóm B2C thì bạn rút ra nhận định rằng khách hàng lẻ rất thích giới thiệu dịch vụ cho bạn bè và nhận hoa hồng. Từ đó bạn nghĩ rằng cần phải thiết lập một hệ thống giới thiệu khách hàng (referral) để giúp gia tăng số lượng khách và doanh thu. Tuy nhiên thực tế thì hệ thống này là không thể thực hiện được với điều kiện của công ty hiện giờ về: nhân lực (tốn quá nhiều nhân lực để quản lý hệ thống), chi phí (đầu tư để xây dựng hệ thống referral) và thời gian (6 tháng để hoàn thành hệ thống và đưa vào sử dụng) ==> Nhận định rút ra không thể chuyển đổi được thành một hành động cụ thể và thực tế (khoan nói tới chuyện tốt hay không tốt) thì không gọi là insight được, mà cuối cùng chỉ là nhận định và suy nghĩ. 4. Hành động kể trên nếu được thực hiện thì phải có khả năng thuyết phục được khách hàng thay đổi hành vi của họ. Ví dụ: bạn phát hiện ra rằng sau khi mua laptop, khách hàng thường tìm mua thêm con chuột máy tính. Từ insight của phân khúc khách hàng hàng này, bạn có thể đặt sản phẩm chuột máy tính bạn muốn bán kèm ngay bên cạnh sản phẩm laptop để tăng tỉ lệ mua hàng -> nếu khách hàng chịu mua cả 2 sản phẩm tức là bạn đã thay đổi hành vi mua hàng của họ (mua 2 sản phẩm thay vì 1). 5. Sự thay đổi về hành vi phải mang lại lợi ích cho cả hai bên: thương hiệu và khách hàng. Ví dụ: việc mua kèm con chuột máy tính và laptop mang lại giá trị cho người mua hơn và mang lại doanh thu cao hơn cho bên bán, điều đó có nghĩa là cả hai bên đều có lợi. Mỗi khách hàng sẽ có những suy nghĩ và hành vi rất riêng và chúng ta cần phải nhìn thấy mọi thứ xa hơn là data hoặc con số. Chúng ta cũng cần hiểu rằng insight khách hàng sẽ thay đổi theo thời gian, theo xu hướng, theo công nghệ, theo thời điểm, theo mùa, theo tuổi tác và rất nhiều yếu tố khác nữa. Nếu bạn chỉ phân tích và đánh giá dựa trên các hành vi cũ thì sẽ không làm sáng tỏ thêm điều gì mới mẻ về việc thấu hiểu khách hàng thì dần dần các insight mà bạn có về khách hàng sẽ bị cũ kỹ và không còn chính xác nữa. Xây dựng customer insight như thế nào? Hiểu được insight là gì và các đặc tính của nó, lúc này bạn có thể bắt đầu dựa trên đó các quy tắc đó để xây dựng customer insight và áp dụng nó vào việc kinh doanh. Quá trình này gồm 3 bước:
  • Thu thập data
  • Diễn giải / phân tích các data để tạo insight
  • Dựa trên insight đưa ra các hành động
Chúng ta sẽ đi qua từng bước một cách chi tiết dưới đây: 1. Thu thập data Như đã nói ở phần trên, insight đến từ data, và với digital marketing thì các data này đến từ:
  • Website: sessions, time on site, bounce rate, v.v…
  • Ứng dụng mobile: screen views, time on screen, thông tin người download, v.v…
  • Mạng xã hội: followers, like, share, comments, v.v…
  • Quảng cáo tìm kiếm / hiển thị: impression, clicks, conversion, CTR, CR, v.v…
  • Email: open rate, click rate, CTR, abuse / spam rate, danh sách email not open, v.v…
  • SMS: số SMS gửi, tỷ lệ mở, danh sách số điện thoại không gửi được, v.v…
  • Khảo sát trực tuyến
Đây chỉ là một số kênh thông thường và không phải là tất cả. Insight cũng có thể đến từ các nguồn data khác như:
  • Bán hàng: thông tin từ CRM, file theo dõi đơn hàng, hợp đồng, v.v…
  • Chăm sóc khách hàng: thông tin từ call center, tổng đài, web chat
  • POS: thông tin từ hệ thống tại các địa điểm bán hàng
  • Đánh giá, nhận định từ khách hàng
  • Nghiên cứu thị trường
Cũng chỉ là một số kênh thông thường, không phải toàn bộ. Tiếp theo chúng ta đi qua cách thức để có thể từ data tạo ra được các insight có ý nghĩa. 2. Diễn giải và phân tích các data để tạo ra insight Khi bạn đã có data rồi, bạn cần phải hiểu các data này có ý nghĩa gì và từ đó tìm kiếm sự tương quan giữa việc lập lại (pattern) của một số chỉ số với mục tiêu của khách hàng (trải nghiệm tốt hơn) cũng như mục tiêu của bạn (bán được hàng). Ví dụ: bạn thấy rằng các khách hàng dùng điện thoại di động truy cập vào website hiện tại có tỉ lệ chuyển đổi sang mua hàng thấp hơn so với desktop. Bạn rút ra được insight rằng có thể website của mình hiện tại phiên bản di động chưa thực tốt lắm cho trải nghiệm người dùng và nếu bạn có thể cải thiện được điều này thì sẽ góp phần tăng doanh thu cao hơn. Chúng ta sẽ thấy mức độ hài lòng từ trải nghiệm của khách hàng khi mua sản phẩm hoặc dùng dịch vụ sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Do đó không phải tất cả mọi insight đều nhất thiết phải hướng đến việc là tạo ra doanh thu ngay lập tức mà đôi khi chỉ cần chú trọng vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng thì sau đó họ sẽ chủ động quay lại nhiều hơn hoặc giới thiệu thêm khách hàng mới. 3. Dựa trên insight đưa ra các hành động Sau khi đã có các insight được tạo ra từ việc phân tích các data có được thì lúc này bạn có thể bắt đầu dựa vào đó để đưa ra các hành động mà có thể giúp bạn hướng tới gần hơn mục tiêu kinh doanh. Đây là thời điểm mà các insight được diễn giải và phân tích từ data phải được đối chiếu lại với các đặc tính được nêu ở phần 1 để đảm bảo rằng chúng thật sự đúng đắn và phù hợp để bạn có thể ứng dụng. Hành động được tạo ra từ các insight sẽ khác biệt tùy theo mục tiêu mà bạn mong muốn cũng như đặc tính ngành nghề, tình hình công ty, tình hình thị trường và cũng như xu hướng. Do đó sẽ không có một chuẩn mực hay template mẫu nào cho việc này. Một số ứng dụng thường thấy của insight Như đã nói ở trên là dù không có chuẩn mực chung nhưng đây là một số ứng dụng mà bạn có thể làm được với customer insight tạo ra từ các data và một số ví dụ để minh họa: 1. Đánh giá mức độ tác động: giúp doanh nghiệp hiểu được những thứ mà họ đã thực hiện tác động như thế nào đến hành vi khách hàng và đồng thời cho phép dự đoán các phản ứng của khách hàng với những thay đổi đang được đề xuất. Ví dụ: trước khi áp dụng một chính sách giá bán mới thì bạn có thể dựa vào insight thu thập từ các nguồn để đánh giá xem việc áp dụng mức giá này có thể tạo ra phản ứng thế nào từ khách hàng (tích cực hay tiêu cực). Và dựa vào đánh giá đến từ insight này bạn có thể điều chỉnh mức giá phù hợp hơn trước khi đưa ra thị trường. 2. Tăng giá trị trọn đời: đánh giá giá trị trọn đời (lifetime value) của các khách hàng và cho phép doanh nghiệp đo lường nhiều yếu tố như chi phí để có một khách hàng và tỉ lệ khách hàng ngưng sử dụng dịch vụ. Ví dụ: dựa vào insight thu thập được từ cách khách hàng thì bạn biết được rằng trung bình khách hàng từ 15 – 22 tuổi thường sẽ đổi điện thoại 1 năm 1 lần và thích các dòng điện thoại mới đắt tiền, khách hàng từ 23 – 30 tuổi sẽ đổi điện thoại 2 năm 1 lần và không cần phải là điện thoại dòng mới nhất. Từ insight đó hãng quyết định cứ khoảng 1 năm thì tung ra sản phẩm mới một lần để khách hàng 15 – 22 tuổi mua và đồng thời giảm giá dòng điện thoại cũ để khách hàng 23 – 30 tuổi cảm thấy muốn thay điện thoại cũ sớm hơn thay vì phải đợi tới năm sau. Điều này giúp tăng giá trị vòng đời của nhóm khách hàng thứ hai và đảm bảo doanh thu từ khách hàng thứ nhất. 3. Phân tích khuynh hướng: giúp đoán trước hành vi trong tương lai của khách hàng dựa trên các hành động trước đây và giúp doanh nghiệp hiểu được khả năng khách hàng sẽ hành xử theo một hướng nào đó. Ví dụ: dựa vào data của thời gian trước đến giờ thì công ty bất động sản biết rằng thời điểm tháng 7 cô hồn ở Việt Nam là lúc khách hàng hạn chế tham gia vào việc mua bán do mê tín, dẫn đến việc giảm nhu cầu. Doanh nghiệp này quyết định thời điểm đó sẽ cắt giảm các chi phí quảng cáo để tránh lãng phí và đưa ra các khuyến mãi hấp dẫn hơn để kích thích việc mua bán. 4. Phân tích cross-sell / up-sell: xác định mối quan hệ giữa các sản phẩm và dịch vụ nhằm hiểu cách tốt nhất để kết hợp các sản phẩm. Các sản phẩm kết hợp này sau đó có thể dùng để cross-sell hoặc up-sell. Cross-sell: bán kèm thêm các sản phẩm có liên quan cho khách hàng đã mua một loại sản phẩm. Up-sell: bán một sản phẩm cùng loại nhưng cao cấp hơn sản phẩm mà khách hàng đang sử dụng. Ví dụ: một doanh nghiệp về giáo dục chuyên cung cấp dịch vụ dạy tiếng Anh có các sản phẩm như khóa học tiếng Anh linh động dành cho người lớn gồm 15 cấp độ với 1 là thấp nhất và 15 là cao nhất, khóa học online về business từ một trường đại học danh tiếng nước ngoài, các khóa luyện thi IELTS, TOEFL và SAT. Bằng việc phân tích các data, doanh nghiệp này thu thập được insight rằng các học viên học cấp độ cao (10-15) của khóa tiếng anh linh động dành cho người lớn thường có nhu cầu đăng ký thêm khóa học online về business của trường đại học nước ngoài trong khi các học viên cấp độ tầm trung (6 – 9) thường đăng ký thêm các khóa học luyện thi IELTS. Doanh nghiệp này tung ra một chiến dịch khuyến mãi giảm giá nếu học viên đang học cấp cao mua kèm khóa online business và học việc cấp trung mua kèm khóa học IELTS. Chương trình này khiến số lượng khóa học bán kèm theo tăng gần 200% trong thời gian khuyến mãi. Đây chỉ là một số ứng dụng thường thấy và thường sử dụng trong kinh doanh. Tùy theo các nhu cầu khác nhau sẽ có những ứng dụng và các thức tiếp cận khác nhau. Đi xa hơn chỉ là customer insight Tuy nhiên ứng dụng xong không phải đã là hết, bạn còn cần phải biết rằng hiệu quả tạo ra từ các hành động đó như thế nào và từ đó rút ra được những dữ liệu gì. Có 2 thứ nữa bạn NÊN LÀM: Đánh giá
  • Hiệu quả hay không hiệu quả? Đo lường như thế nào? Bằng công cụ gì? Bằng các chỉ số gì? Điều này là thứ bạn cần phải xác định rõ trước khi ứng dụng và thực thi các hoạt động đến từ insight.
  • Nếu hiệu quả thì đạt được bao nhiêu phần trăm và có điều gì có thể làm tốt hơn được nữa hay không?
  • Nếu không hiệu quả thì bạn đã sai điều gì? Hành động bạn kiến tạo từ insight là không hợp lý? Hay bản thân insight do bạn tạo ra đã sai? Hay là dữ liệu vốn không đáng tin cậy dẫn đến việc sai lầm từ đầu? Cần phải đi ngược lại từng công đoạn để tìm ra vấn đề.
Dữ liệu thu thập được
  • Các hoạt động ứng dụng vừa rồi tạo ra các dữ liệu gì?
  • Dựa trên các dữ liệu mới này chúng ta có thể rút ra được thêm các insight gì?
  • Các dữ liệu mới có thể kết hợp với các dữ liệu cũ như thế nào để tạo ra thêm các insight mới nữa hay không?
  • Một insight không chỉ có thể tạo ra một mà có thể là nhiều hành động ứng dụng. Có thêm điều gì bạn có thể làm nữa?
MINARA – GIẢI PHÁP MARKETING HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP 🏩 Địa chỉ: 182 Tran Binh Trong Street, Ward 3, District 5, Ho Chi Minh City ☎ Hotline: 0907.233.332 📩 Email: info@minara.vn 💻 Website: https://www.minara.vn 🔖 Facebook: https://www.facebook.com/minara.net/Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn, bộ phận tư vấn của MINARA sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!

Bài viết liên quan

[Infographic] Bạn sẽ ngưng coi nhẹ chương trình khách hàng thân thiết khi đọc bài này

[Infographic] Bạn sẽ ngưng coi nhẹ chương trình khách hàng thân thiết khi đọc bài này

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
23-02-2018 1831 Marketing Online
Lần đầu tiên mua một cái gì đó từ bạn của người tiêu dùng sẽ là những khoảnh khắc thú vị. Nếu bạn làm cho khách hàng hài lòng, bạn sẽ biến họ thành một người ủng hộ cho thương hiệu của bạn và cao hơn nữa là khiến họ sẽ quay trở lại mua thêm những món đồ khác trong tương lai. Một trong những cách tuyệt vời để thu hút khách hàng quay lại mua thêm những lần sau nữa đó chính là chương trình khách hàng thân thiết. 76% người tiêu dùng nghĩ rằng các chương trình
[INFOGRAPHIC] 5 bước nghiên cứu từ khóa SEO chính xác và hiệu quả

[INFOGRAPHIC] 5 bước nghiên cứu từ khóa SEO chính xác và hiệu quả

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
23-02-2018 2262 Marketing Online
Nghiên cứu từ khóa SEO sao cho chính xác, hiệu quả, nhắm đúng đối tượng khách hàng và kinh doanh hiệu quả là hoạt động chiến lược trong mọi kế hoạch Marketing của các nhãn hàng, công ty. Bạn có thể chạy quảng cáo tốt, thực hiện các chiến lược viral tốt nhưng nếu hoạt động SEO không chính xác, rất có thể bạn sẽ đánh mất khá nhiều lượng khách hàng tiềm năng. Vì vậy, chọn từ khóa như thế nào, nên đầu tư cho từ khóa ra sao là những nội dung nên được nghiên cứu và đầu
Tìm hiểu lý do tại sao traffic tăng mà tỷ lệ chuyển đổi lại không

Tìm hiểu lý do tại sao traffic tăng mà tỷ lệ chuyển đổi lại không

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
24-02-2018 1726 Marketing Online
Sau khi khởi động website, đây là lúc người dùng bắt đầu kéo đến truy cập website đó. Việc cần phải làm là tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm và từ khóa để người dùng có thể tìm kiếm thông tin thuận lợi nhất. Nếu bạn tối ưu hoá website của bạn thành công và thể hiện tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm như google, chắc chắn website sẽ kéo được traffic cao. Bây giờ hãy phân tích số lượng người truy cập và tỷ lệ chuyển đổi (hoặc các đầu mối kinh doanh) trên website
Chủ đề nóng
  • Marketing Online 809
  • Hệ thống quản lý bán lẻ (Shop-Coffee-Bar) 60
  • Hệ thống quản lý dịch vụ du lịch lữ hành 42
  • Hệ thống quản lý trung tâm đào tạo, đào tạo online 31
  • Hệ thống quản lý dịch vụ bất động sản 18
  • Hệ thống quản lý nha khoa 16
  • Hệ thống quản lý trả góp cửa hàng điện thoại - điện máy 8
  • Các bài viết mới nhất 4
  • Chưa được phân loại 2
  • Khuyến mại 1
Bài viết xem nhiều
CRM là gì? – Tổng quan về Customer Relationship Management

CRM là gì? – Tổng quan về Customer Relationship Management

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
08-02-2018 4431 Các bài viết mới nhất
CRM là viết tắt của từ Customer Relationship Management – Quản trị quan hệ khách hàng. Đó là chiến lược của các công ty trong việc phát triển quan hệ gắn bó với khách hàng qua nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu và thói quen của khách hàng, tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc... nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.Thông qua hệ thống quan hệ khách hàng, các thông
Phát triển phần mềm CRM với trí tuệ nhân tạo AI

Phát triển phần mềm CRM với trí tuệ nhân tạo AI

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
10-04-2020 3304 Marketing Online
Hầu hết mọi người đều cho rằng CRM chỉ có thể tự động hóa các quy trình bán hàng và dựa trên hoạt động tiếp cận nội bộ để quản lý quan hệ khách hàng. Nhưng trên thực tế, CRM sẽ thu thập thông tin từ tất cả các nguồn dữ liệu của doanh nghiệp để nâng cao trải nghiệm người dùng, đồng thời đáp ứng các mục tiêu kế hoạch kinh doanh. Mục đính chính của CRM là thu hút sự tham gia của khách hàng hơn là việc quản lý khách hàng. Do đó, chiến lược thu hút khách
DNS là gì? DNS Server và vai trò của DNS là gì?

DNS là gì? DNS Server và vai trò của DNS là gì?

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
25-05-2021 3290 Marketing Online
DNS nghĩa là gì? DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System hay Hệ thống phân giải tên miền được hiểu là một hệ thống giúp chuyển đổi tên miền website (ví dụ như www.minara.vn) sang một địa chỉ IP tương ứng và ngược lại. Mỗi thiết bị được kết nối với Internet có một địa chỉ IP duy nhất và từ địa chỉ IP này, bạn có thể nhanh chóng truy cập được vào tài nguyên của máy chủ. Tuy nhiên, những con số này thường dài và rất khó nhớ chẳng hạn địa chỉ IP 192.168.1.1 (trong IPv4) hoặc các địa chỉ IP gồm chữ và số
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp căn bản là gì?

Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp căn bản là gì?

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
25-12-2020 3095 Marketing Online
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là gì? Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là công việc của một nhà quản trị doanh nghiệp. Việc xác định các nguồn lực trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện dự án phù hợp, thành công cao hơn. 1.Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là gì? Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là bao gồm thu thập, phân tích, lập kế hoạch về nguồn lực: tài chính, nhân lực, thương hiệu, quy trình hệ thống quản lý,... mà doanh nghiệp hiện đang nắm giữ. Tuy nhiên, nếu hoạch định theo phương pháp thủ
Vì sao phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng

Vì sao phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng

Minasoft Minara HCM - Digital Marketing
17-06-2019 3024 Hệ thống quản lý trả góp cửa hàng điện thoại - điện máy
“KHÁCH HÀNG LÀ THƯỢNG ĐẾ” và thượng đế thì rất khó chiều. Chính vì vậy, dù là bất cứ vị trí nào từ bộ phận chăm sóc khách hàng, Marketing đặc biệt là bộ phận kinh doanh đều cần thiết phải thấu hiểu khách hàng. I. Thấu hiểu khách hàng là gì? Sự thấu hiểu khách hàng là việc tìm cách làm thấu hiểu suy nghĩ, mong muốn nằm sâu trong tâm trí người tiêu dùng mà chưa được rõ ràng vượt trên cả mức độ những gì mà khách hàng tự xác định cho bản thân. Mỗi doanh nghiệp đều phân chia

Thông báo

Liên Hệ

Hãy điền nội dung vào form này, chúng tôi sẽ sớm phản hồi lại với bạn

Liên hệ

  • CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM MINASOFT
  • 182 Trần Bình Trọng, Phường Chợ Quán, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số 27 Đường 16, TTHC Dĩ An, Khu phố Nhị Đồng 2, Phường Dĩ An, Thành phố Hồ Chí Minh
  • 0888.139.578
  • info@minara.vn

Liên kết

  • Thiết kế website
  • Thiết kế app
  • ERP
  • Giới thiệu
  • Blog
  • Chính sách bảo mật

Tin liên quan

  • Green Marketing là gì? 5 yếu tố cốt lõi của chiến lược Green Marketing hiệu quả
  • Tiếp thị truyền thông xã hội: Tạo dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số
  • SEMRush là gì? Công cụ digital marketing mà SEOer không nên bỏ qua

Liên kết

MINASOFT là một nền tảng ứng dụng quản lý, chăm sóc khách hàng online. MINASOFT cung cấp các giải pháp, quy trình kinh doanh online, TMĐT, B2B cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Liên hệ

minara-google-partner
Copyright 2016 by Minasoft - All rights reserved
Minasoft.net - Thành viên thuộc hệ thống Minara